21 tháng 3, 2013

Tìm hiểu về đàn piano Steinway & Sons


Với một số nhãn hiệu được coi là đồng nghĩa với sự hoàn hảo.  Và một trong những nhãn hiệu này là đàn piano Steinway, nổi tiếng nhất trên thế giới và được coi là nhạc cụ được giới nghệ sỹ trong các ban nhạc đại  hòa tấu trên khắp thế giới  ưa thích. Lá Thư Mỹ Quốc mời quí vị theo dõi câu chuyện của  Melinda Smith về những chiếc piano ( hay còn gọi là dương cầm) do nhà Steinway sản xuất .    

Công ty Steinway and Sons tại New York vẫn sản xuất đàn dương cầm từ 152 năm nay, và là hãng lớn cuối cùng vẫn còn làm ra những chiếc dương cầm bằng tay.  Một chiếc dương cầm của hãng bán ra với giá rất cao.  Một chiếc đàn nhỏ khoảng 30000 đô la, và cỡ lớn dùng cho các ban đại hòa tấu  lên đến trên 100000. Công ty rất tự hào về tài khéo của thợ và sự công nhận giá trị sản phẩm của công ty từ  rất nhiều nghệ sỹ thuộc đủ thể loại từ Van Cliburn, Ahmad Jamal đến Billy Joel.
Trước khi một chiếc dương cầm Steinway được sử dụng trên sân khấu trình diễn thì nó được ra đời ở ngay đây, tại cơ xưởng của công ty có từ 125 năm nay trong quận Qeens của thành phố New York.
Chỉ có một ít ngoaị lệ, tiến trình sản xuất ra một chiếc dương cầm của công ty Steinway đã thay đổi rất ít trong suốt thế kỷ qua.  Muốn làm xong 1 chiếc dương cầm phải mất hết một năm trời, và phần lớn trong số 12000 bộ phận của nó đều được làm bằng tay.  Phó chủ tịch chấp hành công ty, ông Frank Marzurko nói rằng đó là lý do tại sao xảo năng của thợ lại quan trọng đến như vậy.

Đây là loại siêu đẳng, và nó chính là điều làm cho sản phẩm của công ty chúng tôi khác hẳn với tất cả mọi chiếc dương cầm  khác.
Công ty Steinway and  Sons được ông Henry Steinway, một di dân người Đức,  thành lập năm 1853. Nhưng đến đời con ông , ông William Steinway, mới trở thành  động lực chính thúc đẩy sự tiến bộ của công ty.   Đến năm 1870 ông William Steinway đã xây 1 xưởng làm đàn dương cầm lớn nhất thế giới và còn xây nguyên cả một ngôi làng ở gần đó cho công nhân.
Vì thế thợ có thể đến đây làm việc cho Steinway và được ông  cung cấp nhà ở và trả tiền nợ mua nhà hàng tháng cho họ. 
Ngôi làng nay không còn nữa và gia đình Steinway đã bán lại  công ty từ năm 1972. Thế nhưng vẫn còn những thế hệ  của công nhân  hết sức tự hào về công việc của họ và coi công việc sản xuất đàn dương cầm bằng tay mà họ làm cho công ty  là một hoạt động của một gia đình.
Ông thợ Rupert Forbes, khắc những miếng gỗ để rung dây đàn ở trong bụng chiếc dương cầm, cho biết cảm nghĩ của ông:
Tôi rất thích khi cắt và chạm những miếng gỗ để làm đàn, tôi muốn được thấy một công việc được hoàn tất, trông thật dẹp mắt
Rupert Forbes là người từ Jamaica đến. Rất nhiều trong số 400 nhân công làm việc tại đây là di dân. Có chừng 25 thứ ngôn ngữ mà các công nhân ở đây xử dụng.  Cô Anita Glavan, một người Croatia vẫn thông dịch cho Camil Katana, gốc gác từ Bosnia.
Anh rất biết ơn nước Mỹ đã nhận cho anh sang đây, anh kiếm được việc làm tốt trong một khung cảnh làm việc hài hòa và anh đã xây dựng lại cuộc sống mới.  Anh đã ở đây được 7 năm rồi.
Đừng đánh giá một chiếc dương cầm Steinway qua cái âm thanh này.  Mỗi cây đàn dương cầm có một âm thanh đặc thù của riêng nó, tùy từng người thợ  điều chỉnh âm thanh của cây đàn, như Yuriy Kosachevich từ Ukraina và Victor Tilak từ Guyana đến.
Tôi thử từng phím đàn, từng nốt gõ, để thấy âm thanh đã hoàn chỉnh và không bị lạc điệu.
Tôi là người cuối cùng thử đàn trước khi cây đàn rời xưởng thợ giao cho khách.  Tôi phải chơi nhạc để nghe thử, xem xét lại thật kỹ, để bảo đảm rằng mọi bộ phận trong cây đàn đều hoàn chỉnh.
Có thể ông Walter Boot là người có được công việc đắc ý nhất.  Ông có trách nhiệm làm sao để bảo đảm rằng âm thanh của chiếc dương cầm do hãng làm ra thật đúng với các cung bậc.  Theo ông muốn làm được công việc như vậy thì tai, mắt và  ngón tay gõ phím phải thật bén nhạy.
Tài đàn của ông Walter Boot có thể không đến cỡ như  dương cầm thủ Shura Cherkassky nhưng khi ông dạo nhạc, gõ phím và rồi chấp thuận cho một chiếc dương cầm được ra khỏi hãng giao cho khách thì nó cũng đủ để giữ được danh tiếng cho công ty Steinway. 
ST

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét