Hiển thị các bài đăng có nhãn tin-tuc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tin-tuc. Hiển thị tất cả bài đăng

25 tháng 8, 2014

Khi nào dậm pedal? Và dậm như thế nào?

Tiếng đàn piano du dương lúc trấm lúc bổng, khi thì réo rắt như dòng suối mát khi thì hùng hồn hào khí…Tất cả những cảm xúc mà bài nhạc muốn truyền tải được người chơi đàn thể hiển qua từng ngón tay và sự nhịp nhàng khi sử dụng các pedal đàn piano.

Quả thế sử dụng và kết hợp pedal đúng lúc sẽ làm cho bài nhạc có sắc thái khác biệt hẳn. Ở một bài viết trước: tìm hiểu công dụng của pedal đàn piano Minh Thanh Piano đã chia sẻ đến các bạn cách khái quát và những lời khuyên khi sử dụng. Sau đó nhận được một số phản hồi và góp ý của các bạn hôm nay mình xin chia sẻ lại với các bạn.
pedal dan piano
Pedal(1): Soft Pedal - Pedal(2): Sostenuto Pedal - Pedal(3): Damper Pedal
Trước hết sơ lược lại chức năng & cách sử dụng các loại pedal:
- Pedal (3) được sử dụng phổ biến nhất, nằm ở ngoài cùng bên phải, có chức năng làm tiếng đàn ngân vang hơn. Các bạn có thể thử tác dụng của nó bằng cách bấm 1 phím bất kì trên đàn rồi dậm pedal 3, sẽ thấy âm thanh ngân dài hơn, vang hơn so với khi không dậm, khi đàn nhiều nốt liên tục và dậm pedal sẽ thấy âm thanh giữa các nốt ngân liền chồng lên nhau, không có cảm giác rời rạc. Tuy nhiên khi dậm pedal quá lâu thì sẽ gây cảm giác vang ồn, khó chịu.
- Pedal (1) được sử dụng để làm ngắt tiếng giữa các nốt khi chơi đàn. Các bạn có thể dậm pedal và bấm nhiều nốt liên tục sẽ cảm giác âm thanh giữa các nốt ngắt nhau. Thường dùng để dậm tạo hiệu ứng nhấn nhá, ngắt âm thanh đột ngột.
- Pedal (2) được sử dụng để làm nhỏ tiếng khi chơi, đặc biệt đối với đàn piano cơ không có nút chỉnh âm lượng thì sử dụng pedal này để giảm âm lượng đàn khi tập.
Pedal (1) và Pedal (2) thường rất hiếm khi sử dụng. Chỉ sử dụng phổ biến Pedal (3) & tổ hợp Pedal (1) + Pedal (3).
Có một chia sẻ khá thú vị của một số bạn gửi đến: đó là khi dậm cùng lúc cả hai Pedal (1) & Pedal (3), âm thanh không những vang mà còn nhẹ nhàng hơn. Đây cũng có thể là cách vừa giảm âm lượng khi chơi, vừa tạo hiệu ứng nhẹ bớt âm thanh mà vẫn giữ nguyên độ vang giữa các nốt. Các bạn có thể thử để xem hiệu ứng có gì khác không nhé.
nghe si piano
Dậm tổ hợp Pedal (1) + Pedal (3): tạo hiệu ứng nhẹ bớt âm thanh mà vẫn giữ nguyên độ vang giữa các nốt.
Khi nào dậm Pedal? Và cách dậm pedal
Chắc chắn với các bạn mới tiếp xúc với đàn piano sẽ có những thắc mắc đại loại thế. Vậy khi nào dậm pedal? Và dậm như thế nào?
Mỗi người sẽ có một cách dậm Pedal riêng, tùy theo ý đồ chơi đàn của mình. Dậm Pedal thì phổ biến nhất vẫn là dậm Pedal (3) để tiếng đàn liền mạch, không rời rạc khi rải ngón.
Nguyên tắc chung khi dậm Pedal (3) là dậm ở đầu hợp âm và nhả pedal ra khi chuẩn bị chuyển sang hợp âm mới. Sau đó dậm lại ngay pedal khi vào hợp âm mới.
Hoặc đơn giản mường tượng hơn trên các ô nhịp trong khuông nhạc, các bạn có thể dậm pedal ở đầu mỗi ô nhịp và nhả ra ở cuối ô nhịp đó, rồi dậm lại khi ở đầu ô nhịp tiếp theo.
Hy vọng với bài chia sẻ này các bạn sẽ rút ra được cách dậm pedal và có thể tạo ra phong cách riêng chơi đàn piano của mình. Xin các bạn tiếp tục góp ý và chia sẻ những kinh nghiệm chơi đàn để cùng nhau tiến bộ nhé!

12 tháng 8, 2014

Shigeru Kawai giấc mơ về sự hoàn hảo

Hội tụ những điều tốt nhất, Shigeru Kawai là cây đàn piano biểu trưng cho niềm tự hào trên con đường biến ước mơ tạo ra cây đàn piano tốt nhất thế giới của hãng Kawai.

Koichi Kawai hơn nửa thế kỉ trước với khát khao cháy bỏng sẽ thiết kế và xây dựng nên cây đàn piano tốt nhất thế giới, chính vì thế ông thành lập công ty Piano Kawai. Khi ông qua đời, giấc mơ không hề tắt mà còn mãnh liệt hơn và đã được truyền qua người con trai ông là Shigeru Kawai .
shigeru-kawai
Đối với Shigeru Kawai, giấc mơ về một cây đàn Piano tốt nhất thế giới đã không còn dừng lại ở một giấc mơ nữa, mà với ông chính là số phận và là động lực không ngừng cho một đời tận tâm trong việc theo đuổi sự hoàn hảo. Trong những cây đàn piano Shigeru Kawai, không chỉ là sản phẩm của lao động đơn thuần mà còn là tình yêu, cuộc sống của chính mình.
Yêu cầu để tạo nên một cây đàn piano Shigeru Kawai khắt khe đến từng chi tiết nhỏ nhất, ngay từ bản thiết kế ban đầu cho đến việc lựa chọn nguyên vật liệu đều là tốt nhất, những người thợ giỏi nhất để lắp ráp thủ công một cây đàn Piano, mỗi cây đàn Piano Shigeru Kawai đều là một tác phẩm của cả một quá trình nghệ thuật, một biểu hiện sâu sắc của lòng tự hào và danh dự. Điều này giải thích lý do tại sao mỗi khâu đoạn trong quá trình sản xuất một cây đàn piano Shigeru Kawai đều được thực hiện và kiểm tra từ 3 đến 5 lần.
piano-shigeru-kawai
Mỗi nghệ nhân đều hiểu rằng ưu tiên cuối cùng của việc làm một cây đàn piano chính là sự hoàn hảo. Đó nguyên nhân tại sao cần phải có tự bình tĩnh và thanh thản cho các nghệ nhân làm những cây đàn này. Nếu có một bí mật tiềm ẩn đằng sau những bài hát cộng hưởng của cây đàn Piano Shigeru, nó là nơi yên tĩnh và tất cả đều xuất phát từ trái tim, tâm trí và tinh thần của các nghệ nhân Piano.
Gỗ là yếu tố tiên quyết tạo nên chất âm của đàn piano, do đó để tạo nên cây đàn Shigeru Kawai hoàn hảo phải là loại có thể có được âm thanh hay nhất, cảm xúc nhất hoặc nhiệt tình bốc lửa vừa thì thầm nhẹ nhàng của những giai điệu, đó là cả một kinh nghiệm, một quá trình nghệ thuật của Shigeru Kawai. 
Cho dù đó cũng chỉ là gỗ vân sam cho Soundboard, gỗ Mahogani cao cấp cho búa đàn... các vật liệu được lựa chọn cho mỗi một phần riêng biệt tạo nên một cây đàn piano đẳng cấp thế giới thì quá trình lựa chọn đó phải vô cùng tỉ mỹ và đòi hỏi kinh nghiệm tuyệt vời. Shigeru đã dành nhiều thập kỷ để nghiên cứu và đúc kết lại một kinh nghiệm tuyệt vời. Đó là chính là trí tuệ, trực giác mà ta có thể nghe và cảm nhận trong từng nốt nhạc của cây đàn piano Shigeru Kawai.
 piano-shigeru-kawai
Không dừng lại ở đó, Công ty Piano Kawai còn đưa ra lời hứa sẽ tiếp tục nỗ lực hết mình để hoàn thiện hơn nữa và sẽ mãi mãi là một phần trong tất cả các cây đàn Piano Shigeru Kawai.
- See more at: http://pianobrandnew.com/tim-hieu-piano-acousitc/shigeru-kawai-giac-mo-ve-su-hoan-hao-350.html#sthash.9dLpWQxV.dpuf

6 tháng 8, 2014

Khát khao mang âm nhạc cổ điển gần với công chúng của cô giáo trẻ


Cô giáo trẻ với niềm đam mê âm nhạc cổ điển, mong muốn đem tiếng đàn piano acoustic của mình đến và đi sâu vào tâm tưởng của giới trẻ.
 
Những năm 1990, khi phong trào đàn phím rộ lên trong một bộ phận gia đình trung lưu Hà Nội, Trang cũng được bố mẹ mua cho cây đàn organ. Vài tháng sau, Trang bị “hút” vào cây đàn piano. Và từ đây dấy lên một niềm đam mê cháy bỏng trong con người cô bé đất Hà Thành .
pianist trang trinh
“Nữ nghệ sĩ dương cầm hạnh phúc” được các thầy cô yêu mến đặt cho Trang Trịnh. 
Năm 2004, Trịnh Mai Trang (và thường được gọi là Trang Trịnh) được đặc cách vào Học viện Âm nhạc Hoàng gia Anh. Mang theo “nỗi lòng” không thể chia sẻ vẻ đẹp của âm nhạc cổ điển với bạn bè từ thuở bé, Trang tiếp tục lựa chọn chuyên ngành biểu diễn piano.
Tốt nghiệp xuất sắc khóa ĐH và thạc sĩ, Trang Trịnh được mời làm việc cho dàn nhạc lớn tại London, thực hiện nhiều chuyến lưu diễn tại Italia, Áo, Hungary, Ireland... Một năm sau, cô bất ngờ trở về Việt Nam thực hiện giấc mơ đem âm nhạc cổ điển đến gần với lớp trẻ (đa phần) chưa yêu âm nhạc cổ điển.
“Con đường lâu dài Trang theo đuổi chính là giáo dục âm nhạc đại chúng. Trang tự hào khi được giới thiệu rằng: Tôi là một nghệ sĩ biểu diễn - giáo dục. Có lẽ là một định hướng còn mới mẻ ở Việt Nam nhưng nó đã phổ biến trên thế giới.
Người nghệ sĩ kết hợp khả năng biểu diễn chuyên nghiệp với công việc giáo dục nhằm tìm ra, phá bỏ rào cản thời gian và kiến thức, để khán giả có thể đến được với nhạc cổ điển bằng việc giới thiệu về nó một cách sáng tạo”, Trang cho biết.
Lôi “đồ cổ” ra khỏi bảo tàng, đem đến gần bạn trẻ
Trang Trịnh ví âm nhạc cổ điển tại Việt Nam như món “đồ cổ” trong viện bảo tàng. Sự xa lạ này khiến các thế hệ 9X, 10X không buồn dành khoảng 20 phút để thưởng thức một tác phẩm cổ điển.
Vậy là, cô trau dồi vốn phổ cập âm nhạc từ các nước bạn về áp dụng cho vấn đề tương tự ở quê hương: Tại sao âm nhạc cổ điển lại xa lạ với công chúng trẻ?

Trang tin rằng mình đang trên đường tìm ra câu trả lời : “Số đông người Việt định kiến âm nhạc cổ điển là rất trừu tượng. Ám ảnh phải hiểu chiều sâu, sự phức tạp của nhạc cụ, nội dung… khiến khán giả ngày càng hờ hững với chúng và tìm các món ăn hiện đại, dễ hiểu như pop, rock, rap, hiphop…”
nghe si piano trinh mai trang
Cháy hết mình với niềm đam mê piano có vẻ rất đỗi....cô độc
Khát khao phá bỏ cái “mác” bác học của âm nhạc cổ điển đã thôi thúc Trang thực hiện một loạt dự án sáng tạo. “Không đơn thuần là biểu diễn hay mang âm nhạc xuống phố, công chúng sẽ không chỉ được nghe mà còn được nhìn, cảm và hiểu”, Trang nhấn mạnh.
Phá bỏ lối biểu diễn truyền thống, trong “Nhật kí Dương cầm” (2011), Trang đưa người nghe vào câu chuyện của mình bằng lời dẫn “Ngày này tôi...” Cứ thế, bài nhạc cuốn hút công chúng nốt cuối cùng với những ảnh minh hoạt trên màn hình.
Hay trong “Luala Concert” (12/2013), để giúp các khán giả nhỏ khám phá, cảm nhận được ngôn ngữ của loài vật qua âm nhạc, cô đã chọn cách tương tác khi chơi nhạc với các câu hỏi: “Em nghe thử xem đây là nhạc cụ gì?”, “Đây là con gì?”…

Nữ thạc sĩ âm nhạc với ước mơ phổ cập âm nhạc cổ điển đến công chúng trẻ. 
Nhạc cổ điển trong tay Trang không còn là… cổ điển hoàn toàn. Nhưng khán giả dễ tiếp nhận nhanh thông điệp tác phẩm một cách sống động qua “nghe” và “xem”. Mỗi dự án là một lần Trang Trịnh tiến từng trong hành trình sự kết nối giữa âm nhạc cổ điển với khán giả trẻ hiện đại.
Hiệu ứng rất tốt từ các thử nghiệm đầu tiên trong ba năm qua khiến Trang thêm tin tưởng vào con đường phổ cập âm nhạc cổ điển của mình. Cô hiểu, ngôn ngữ chung giữa nghệ sĩ – tác phẩm – khán giả chính là cảm xúc. Thứ ngôn ngữ căng đầy và chân thành được truyền tải bằng phương pháp sáng tạo.
Trang Trịnh được nhớ đến với nghệ danh “nữ nghệ sĩ dương cầm hạnh phúc”. Cô nói, “Ước mơ của mình không chỉ là âm nhạc mà là mang vẻ đẹp của cuộc sống qua cây đàn đến với thật nhiều bạn trẻ”.
Khi người nghệ sĩ tiếp cận công chúng bằng những sản phẩm có trách nhiệm, khi vẻ đẹp âm nhạc cổ điển được lan tỏa rộng, sâu tới cộng đồng... Trang sẽ hạnh phúc.
Khi ấy, nữ nghệ sĩ dương cầm sẽ không còn… cô đơn.
nghe si piano trinh mai trang
Với cây đàn piano, nữ nghệ sĩ luôn khát khao mang âm nhạc cổ điển đến với giới trẻ.

                                        Đôi nét về Trang Trịnh

Sinh năm 1986 tại Hà Nội, Trang Trịnh làm quen với âm nhạc từ khi bốn tuổi.
Năm 1998, Trang được học và biểu diễn cùng Claude Kahn, nghệ sĩ dương cầm nổi tiếng của Pháp.
Năm 2004, Trang Trịnh may mắn theo học 2 vị giáo sư lỗi lạc là Christopher Elton và Hilary Coates tại Học viện Âm nhạc Hoàng gia Anh (RAM) với học bổng Sterndale Bennett.
Năm 2006, cô đoạt giải Nhất trong cuộc thi chọn người độc tấu trong Festival “Paganini”, và ra mắt công chúng London bản nhạc “Điệu nhảy Thần Chết”.
Năm 2007, Trang giành độc tấu xuất sắc cuộc thi biểu diễn các tác phẩm Sonata - Beethoven.

24 tháng 7, 2014

Cách phòng bệnh đau lưng khi chơi đàn piano

Đau lưng là bệnh thường gặp hiện nay khi ngồi lâu mà sai tư thế. Nhất là đối với người chơi đàn piano thường xuyên phải ngồi lâu bên cây đàn để luyện tập, do đó nếu không có tư thế ngồi đúng cách rất dễ dẫn đến bị các bệnh về cột sống.

Một người chơi nhạc, trong suốt quá trình phát triển phong cách âm nhạc của mình, vừa rèn luyện với nhạc cụ của mình và vừa rèn luyện cho chính cơ thể họ. Đối với các nghệ sĩ chơi đàn piano, điều này cũng giống như phải làm thế nào để duy trì trạng thái cơ thể thích hợp và làm thế nào để chơi piano thật hay và cuốn hút. Tư thế thích hợp và di chuyển dễ dàng sẽ giúp giảm đau lưng và nâng cao chất lượng buổi diễn của bạn.
Tư thế ngồi chơi đàn piano
Tư thế chính xác  và cách bố trí cơ thể thích hợp là 2 yếu tố quan trọng để tránh bị đau lưng, cổ, vai. Đối với những người chơi đàn piano, 2 yếu tố này tạo nên ranh giới giữa một buổi chơi đàn đầy thú vị, hấp dẫn và một buổi chơi đàn đau đớn. Tư thế là một trong các yếu tố quyết định bạn có bị căng cơ hay không khi mà cơ bắp bị kéo dãn một cách không bình thường. Các bí quyết sau đây sẽ giúp bạn duy trì một tư thế chính xác trong khi chơi piano giúp cho cơ bắp của bạn bớt bị căng:

1. Không nên khom người. Một số người thực hiện điều này vì như sẽ nhìn các phím dễ hơn. Một số lại làm như vậy một cách vô thức vì căng thẳng, quá tập trung. Bạn nên ngồi thẳng người và dùng mắt nhiều hơn là dùng cổ để nhìn xuống các phím.
2. Giữ cho vai thấp xuống và thả lỏng. Căng vai và nâng vai là một trong các sai lầm phổ biến người ta thường mắc phải khi tập trung, đặc biệt các công việc phải sử dụng tay.
ngồi sai tư thế chơi đàn piano
Tư thế ngồi không đúng khi chơi đàn piano
3. Phần tay từ khuỷu tay đến bàn tay nên được đặt song song với nền nhà. Khuỷu tay nên được đặt ra phía trước 1 chút so với mặt. Khi bạn di chuyển cánh tay để bấm các phím, giữ cho 2 khuỷu tay thẳng hàng và 2 bàn tay thẳng hàng. Những lời khuyên này sẽ giúp bạn giảm độ căng lên vai và cánh tay.
4. Khi bạn cần phải cố gắng với tới các phím ở xa , nên di chuyển bằng hông nhiều hơn là lưng. Điều này có thể được thực hiện dễ dàng nếu như bạn ngồi ở phần trước của chiếc ghế băng, khi đó khớp hông có thể di chuyển dễ dàng do đùi không bị níu giữ bởi ghế.
5. Bàn chân nên được đặt phẳng xuống sàn. Nếu như bàn chân không hỗ trợ được cho cẳng chân khi di chuyển, bạn nên dùng lưng và hông.
tu-the-dung-choi-dan-piano
Đặt tay song song với nền nhà khi chơi đàn
Vị trí đàn piano nên được đặt như sau để bạn dễ dàng thực hiện đúng tư thế:
1. Phải được đặt đủ độ cao để khuỷu tay của bạn có thể đặt trên các phím và cánh tay gần như song song với mặt sàn. Bạn nên chọn một chiếc ghế có thể điều chỉnh độ cao để có thể nâng ghế lên nếu cần.
2. Nếu như chân của bạn không thể với tới để đặt bàn chân phẳng lên sàn nhà, bạn nên đặt thêm một tấm để chân. Đung đưa bàn chân để hỗ trợ thêm lực cho hông và lưng dưới nếu như chúng không thể hỗ trợ cho cẳng chân của bạn.
Các chỉ dẫn trên giúp bạn giảm căng cơ , tránh đau lưng trong khi chơi đàn piano và kéo giãn cơ thể cũng vậy. Kéo giãn cơ bắp cũng có thể giúp cho bạn nhận thức được nên nghỉ ngơi sau khi ngồi quá lâu. Bạn nên thực hiện công việc này khoảng 30-45 phút một lần trong quá trình chơi. Sau đây là một số cách để kéo giãn cơ trước, trong và sau khi chơi đàn.
1. Nâng tay lên qua đầu và hạ từ từ xuống 2 bên.
2. Nhún vai ra phía sau.
3. Nắm chặt hai tay với nhau ở phía sau lưng rồi đưa ra đằng sau, mở rộng ngực.
4. Nắm chặt hai tay ở phía trước với lòng bàn tay hướng ra ngoài và đẩy ra đằng trước. Động tác này giúp dãn lưng trên.
5. Ngồi xuống cong đầu gối khoảng 90 độ. Ngả ra phía trước. Động tác này giúp kéo căng cơ gấp hông, cơ này thường co lại khi ngồi quá lâu.

23 tháng 7, 2014

Bệnh nhân đột quỵ phục hồi nhanh hơn khi chơi nhạc cụ

Bệnh nhân đột quỵ có thể phục hồi nhanh hơn nếu họ tiếp cận bất cứ loại nhạc cụ nào. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng chứng minh, âm nhạc có nhiều tác dụng đến sức khoẻ của con người

Điều này đã được các nhà khoa học thuộc Đại học London (Anh) rút ra kết luận này sau khi khảo sát ở các tình nguyện viên được cho tiếp xúc với nhà trị liệu âm nhạc.
Cụ thể, các tình nguyện viên học cách chơi đàn mộc cầm. Kết quả là họ cải thiện đáng kể tình trạng bệnh của mình. Từ nghiên cứu, các chuyên gia nhận thấy chơi một loại nhạc cụ có thể trở thành liệu pháp can thiệp hiệu quả đối với những bệnh nhân đột quỵ.
chua benh dot quy bang nhac cu
Bên cạnh đó, khoa học cũng chứng minh tác dụng của âm nhạc đến sức khoẻ của con người như sau:
1. Tăng cường hệ miễn dịch
Nghe nhạc giúp giảm hàm lượng hormone stress cortisol trong cơ thể. Theo nhóm nghiên cứu, điều này có tác động bao quát tới những phản ứng hóa học trong cơ thể. Cụ thể, âm nhạc có phản ứng tích cực tới chức năng của trục dưới đồi – tuyến yên, hệ thần kinh giao cảm và hệ miễn dịch. Trong khi đó, đây là những khu vực chi phối các chức năng điều tiết cơ chế hoạt động của quá trình chuyển hóa và cân bằng năng lượng trong cơ thể.
2. Giảm lo lắng và trầm cảm
Các đáp ứng thể chất – cảm xúc của cơ thể chịu tác động trực tiếp của hormone stress cortisol. Bởi vậy, với tác dụng giảm hàm lượng cortisol, âm nhạc giúp giảm hiệu quả cảm giác lo lắng và đồng thời giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.
3. Cải thiện các triệu chứng bệnh dạ dày
Theo nghiên cứu của bệnh viện Massachusetts General, âm nhạc có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng dạ dày- ruột có liên quan tới ung thư.
Trong một khảo sát, hoạt động điện của cơ dạ dày của 17 tình nguyện viên được ghi lại trước 30 phút và sau 30 phút khi họ được nghe nhạc. Kết quả cho thấy liệu pháp âm nhạc giúp cải thiện cử động của dạ dày và có thể kích thích quá trình làm rỗng dạ dày.
tac dung cua am nhac den suc khoe
4. Giúp phục hồi nhanh sau phẫu thuật
Nhiều nghiên cứu cho thấy các bệnh nhân sau khi tiến hành phẫu thuật cần ít thuốc giảm đau hơn và có thời gian nằm viện ít hơn khi họ nghe nhạc. Đó là do âm nhạc tác động trực tiếp tới nhịp thở và nhịp tim của các bệnh nhân. Một số nghiên cứu còn cho thấy âm nhạc giúp giảm đau trong những tình huống khác như khi sinh con.
5. Điều hòa năng lượng
Một số nghiên cứu cho thấy những bài hát với tiết tấu nhanh tạo cảm hứng cho chúng ta di chuyển, hoạt động nhanh chóng hơn. Ngược lại, những bài hát nhạc nhẹ, tiết tấu chậm giúp chúng ta cảm thấy được trấn an, tĩnh tâm hơn. Sự kết hợp này giúp điều chỉnh hiệu quả năng lượng trong cơ thể.
6. Giảm đau
Nghe nhạc không chỉ phân tán sự chú ý của người bệnh, giúp họ quên đi cơn đau. Âm nhạc còn có xu hướng làm giảm chất lượng của các tín hiệu gây đau ghi chúng truyền qua cột sống.
7. Tăng tốc độ phục hồi chuyển hóa sau stress
Khảo sát cho thấy những người vừa tập luyện, vận động mạnh phục hồi thể chất nhanh hơn khi họ nghe nhạc. Đó là do âm nhạc giúp tăng cường quá trình chuyển hóa và giảm hàm lượng axit lactic trong và sau quá trình luyện tập.
8. Hỗ trợ điều trị bệnh suy giảm trí nhớ
Tiến sĩ John Zeisel, Giám đốc trung tâm điều trị bệnh Alzheimer Hearthstone tại Mỹ cho biết âm nhạc có thể kích thích cho trí óc và tinh thần hồi tỉnh lại.
Âm nhạc tác động vào những vùng não bộ chứa trí nhớ dài hạn còn hoat động và đánh thức chúng dậy” – Zeisel nhận định.
Ngoài Alzheimer, âm nhạc còn hỗ trợ điều trị hiệu quả các dạng suy giảm trí nhớ khác.

Nghệ sĩ piano Anne Chamberlain trở lại Việt Nam lần 3

Nghệ sĩ piano Anne Chamberlain đã đến chinh phục khán giả Việt Nam lần đầu vào năm 2010 và trở lại vào năm 2012, lần trở lại này của nghệ sỹ piano người Mỹ, Anne Chamberlain, tại Viện Goethe (Hà Nội) hứa hẹn sẽ tiếp tục lôi cuốn khán giả. Chương trình diễn ra tối 22/8/2014.

Sinh ra tại TP.New York, Anne Chamberlain tốt nghiệp Nhạc viện Oberlin và theo học tại trường nhạc, kịch và múa Juilliard. Cô hoạt động nghệ thuật với tư cách là nghệ sĩ solo và chơi đàn piano trong dàn nhạc thính phòng tại Mỹ và Châu Âu.
nghe-si-piano-Anne-Chamberlain
Đến Việt Nam lần này, nghệ sỹ piano Anne Chamberlain cùng với các nhạc công và ca sỹ Việt Nam tham gia chương trình (nghệ sĩ piano Đinh Thu Hương, giọng nữ cao Ryoko Bohkumi (Nhật Bản), giọng nữ cao Đào Thị Tố Loan) sẽ đưa khán giả du ngoạn trên một hành trình âm nhạc từ tác phẩm cổ điển của nhà soạn nhạc người Đức thế kỉ 18 W. A. Mozart, cho đến những bản nhạc của Richard Strauss được trình bày qua giọng ca của Ryoko Bohkumi.
Chamberlain là người gắn bó với Việt Nam, đã tham gia nhiều chương trình biểu diễn cùng các ca sỹ và nhạc công, đã từng đệm đàn cho các ca sỹ của Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam cũng như tại rất nhiều buổi hòa nhạc khác. Nghệ sĩ piano Anne Chamberlain hiện sống tại Mỹ, gần thành phố New York, nơi bà từng biểu diễn rất nhiều chương trình hòa nhạc solo cũng như hợp tác cùng các ca sỹ và các nghệ sỹ chơi nhạc cụ khác. Được biết, vé miễn phí được phát từ sáng ngày 14/8 tại viện Goethe Hà Nội.

15 tháng 7, 2014

Gen quy định khả năng chơi nhạc cụ

Một nghiên cứu mới nhất về khả năng di truyền của gen cho thấy khoảng hơn 50% khả năng chơi nhạc cụ, viết nhạc là do gen di truyền.


Họ hàng nhà bạn có nhiều người có năng khiếu, hãy bắt đầu luyện tập ngay một nhạc cụ nào đó. Lý do là bởi bạn đang có may mắn hơn rất nhiều người sinh ra trong các gia đình thiếu… tài năng âm nhạc.

Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Khoa học Tâm lý cho rằng năng khiếu âm nhạc đến từ gen chứ không phải từ quá trình luyện tập gian khổ. Nghiên cứu nói trên được nhà khoa học Miriam Mosing (Thụy Điển) tiến hành dựa trên 3 tiêu chí đánh giá Giai điệu, Nhịp điệu và Độ cao trong thử nghiệm "phát hiện khả năng phân biệt âm thanh dựa trên kích thích âm nhạc".
 be choi trong
Thực tế, nghiên cứu này đã được tiến hành từ năm 1959 đến 1985, và phải tới 30 năm sau kết quả cuối cùng mới được công bố. Một trong những phát hiện quan trọng nhất là sự đối nghịch giữa độ tuổi và khả năng thẩm âm: tuổi càng cao thì phân biệt nhịp điệu và độ cao càng kém.

Đồng thời, khả năng một đứa con được thừa hưởng khả năng âm nhạc của cha mẹ qua gen cũng là khá lớn: Giai điệu 59%, Nhịp điệu 50%, Độ cao 40%. Nói cách khác, khả năng bạn thừa hưởng khả năng chơi đàn, viết nhạc từ cha mẹ là vào khoảng 50%.

Các yếu tố gen phụ thuộc vào giới tính hoàn toàn không có ý nghĩa gì với khả năng âm nhạc. Điều này có nghĩa rằng bất kể là cha bạn hay mẹ bạn giỏi đàn piano, bạn vẫn có 50% cơ hội trở thành một nghệ sĩ piano tài năng.

be choi dan piano
Bởi vậy, nếu cha hoặc mẹ của bạn có tài năng âm nhạc, hãy đừng phí hoài món quà cuộc sống của mình. Hãy thử chơi một nhạc cụ nào đó và bắt đầu nuôi dưỡng tài năng của chính mình trước khi bạn quá... già để có thể phân biệt các nhịp điệu khác nhau.

Theo Slash Gear

11 tháng 11, 2013

Nghệ sỹ piano Đăng Thái Sơn với những tác phẩm âm nhạc thế kỷ 20

Nghệ sỹ đàn piano Đặng Thái Sơn là nghệ sỹ Châu Á đầu tiên đoạt Huy chương vàng tại cuộc thi đàn Piano quốc tế mang tên Chopin lần thứ Mười (the tenth International Chopin Competition) tổ chức tháng 10 năm 1980 tại Vacsava, Balan. Giải thưởng cao quý này đã ghi tên ông vào danh sách những nghệ sỹ biểu diễn piano hàng đầu thế giới. Đặng Thái Sơn đã chơi nhạc tại các sân khấu danh tiếng như Lincoln Center (New York, Hoa Kỳ), Barbican Center (London, Anh Quốc), Salle Pleyel (Paris, Pháp), Herkulessaal (Munich, Đức), Musikverein (Vienna, Áo), Concertgebouw (Amsterdam, Hà Lan), Opera House Sydney (Úc) và Suntory Hall (Tokyo, Nhật Bản).

9 tháng 11, 2013

Nghệ sỹ nổi tiếng của Pháp hòa nhạc tại TPHCM

Chương trình Hoa nhạc cổ điển "Jeane Francois Heisser và Marie Josèphe cùng Dàn nhạc giao hưởng Quốc gia Việt Nam" sẽ diễn ra vào ngày 14-11 tại Nhà hát lớn Hà Nội. Đây là hoạt động kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Pháp – Việt. Jean-François Heisser có một cái nhìn hiện đại hơn về âm nhạc cổ điển. Ông là nghệ sĩ đánh đàn piano, chỉ huy dàn nhạc, và là nhà sư phạm. Ông từng sở hữu 6 giải nhất ở Nhạc viện Paris. Quá trình hoạt động âm nhạc của ông bao gồm cả nhạc trong thính phòng, nhạc solo và nhạc đương đại.


28 tháng 10, 2013

Cho con học đàn piano đã tạo cơn sốt tại Trung Quốc

Ở Trung Quốc hiện nay có khoảng 40 triệu trẻ em học đàn piano, còn trước kia thì đàn piano thường bị đập phá vì bị coi là biểu tượng của giai cấp tư sản. Sự thay đổi lớn đó phụ thuộc vào đâu?
 Khi bắt đầu tập chơi nhạc cụ này hồi năm 1973, Keng Zhou phải học với một cây đàn không còn nguyên vẹn. Chân đàn đã bị cưa đi để làm củi đốt, còn mặt ngoài đàn đã bị bóc ra để làm một chiếc bàn tạm. Hiện giờ Keng Zhou (51 tuổi) là Trưởng Khoa piano của Nhạc viện Thượng Hải.
 Thành công của Lang Lang đã khích lệ nhiều bậc cha mẹ thôi thúc con cái mình học piano.

26 tháng 10, 2013

Tuyệt tác nghệ thuật đàn piano giá trị triệu đô

Được tạo nên từ 164.000 viên đá quý gắn trên thân và các phím đàn có giá trị lên tới một triệu đô đã tạo ra một tuyệt phẩm đàn piano.
Ngoài những chi tiết tinh xảo vốn có của phiên bản gốc, chiếc đàn còn được gắn thêm 164.000 viên đá zirconia (loại đá giả kim cương) trên thân và các phím đàn. Hai cha con nghệ nhân Gene Korolev và Katherine Banyasz đã mất nguyên một năm cho việc tạo ra tuyệt tác này.


24 tháng 10, 2013

Thần đồng đàn piano Malaysia lưu diễn tại Việt Nam

 Nhân dịp kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Malaysia, chương trình lưu diễn Việt Nam 2013 sẽ được tổ chức tại Nhà hát TPHCM vào lúc 20h ngày 31/10/2013. Đây là dàn nhạc giao hưởng tầm cỡ quốc tế với những nghệ sĩ đến từ 25 quốc gia qua cuộc tìm kiếm những nghệ sĩ xuất sắc vòng quanh thế giới năm 1997.
Một trong những điểm nhấn của chương trình là màn biểu diễn của thần đồng dương cầm người Malaysia: nghệ sĩ đàn piano 15 tuổi Tengku Ahmad Irfan.


17 tháng 10, 2013

Chung Thục Quyên với hình ảnh gợi cảm bên cây đàn piano

Không định trở thành nghệ sĩ đàn dương cầm nhưng trên tầng thượng nhà người đẹp Chung Thục Quyên tại TP HCM lại đặt một cây đàn piano rất đẹp. Hoa hậu Nhân ái cho biết cô cũng đang tập chơi loại nhạc cụ này và thỉnh thoảng còn sử dụng làm đạo cụ chụp hình thời trang.
Một số hình ảnh của Thục Quyên gợi cảm bên đàn piano:


11 tháng 10, 2013

Vũ Tuấn Việt thí sinh Next Top Model 2013 phong trần chơi đàn piano

 Với vẻ điển trai, phong trần lại có nhiều tài lẻ như chơi đàn piano nên Vũ Tuấn Việt đã thu hút nhiều thí sinh nữ khi họ cùng dọn đến ở tại ngôi nhà chung của Vietnam's Next Top Model 2013.
Tuấn Việt từng bị Thanh Hằng tát trong vòng phỏng vấn.
Sau quá trình tuyển chọn kỹ lưỡng được khắc họa trong tập 1, chương trình Người Mẫu Việt Nam – Vietnam’s Next Top Model 2013 đã tìm ra được 18 gương mặt xuất sắc nhất lọt vào ngôi nhà chung của chương trình.
Họ chính thức hội ngộ trong ngôi nhà chung được đặt tại một khu căn hộ cao cấp giữa trung tâm TP. HCM và bắt đầu hành trình trở thành người mẫu chuyên nghiệp.
Với sự mở cửa và tạo cơ hội cho các thí sinh nam tham gia nên vòng sơ tuyển của chương trình Vietnam’s Next Top Model 2013 trở nên sôi động và quyết liệt hơn bao giờ hết, bởi giờ đây tấm vé vào ngôi nhà chung vốn đã hiếm hoi dành cho các cô gái, nay lại bị san sẻ một nửa cho các chàng trai.

10 tháng 10, 2013

Khánh My với bộ sưu tập đàn piano

 Vừa qua người ta biết Khánh My qua bộ phim váy hồng tầng 24 với vẻ đẹp sắc xảo, thông minh. Ngoài khả năng đóng phim, những lúc rảnh rỗi Khánh My còn chơi đàn piano sau những ngày làm việc mệt mỏi. Phòng ngủ của cô được trang trí điệu đà với màu hồng chủ đạo và rất nhiều gấu bông.
Cô thường chơi piano mỗi lúc rảnh rỗi. 


9 tháng 10, 2013

Tiếng đàn piano từ đôi tay Đại tướng Võ Nguyên Giáp

 Mấy hôm nay cả đất nước Việt Nam vô cùng thương tiếc Đại tướng tài ba Võ Nguyên Giáp, những sự kiện được dừng lại để quốc tang cho Tướng Võ Nguyên Giáp. Ông không chỉ là vị tướng giỏi, tài ba mà còn là một vị đại tướng giỏi mê đàn piano và dân ca Việt Nam
Anh Văn đọc nhiều, tiếp xúc nhiều với các nhà văn, là tác giả của nhiều tập hồi ký văn học. Riêng về âm nhạc, ông đã từng chơi đàn piano từ mấy chục năm nay.
 Vào một buổi tối mùa thu năm ấy, Bác Hồ sang thăm gia đình đồng chí Võ Nguyên Giáp.
Giữa câu chuyện, Bác chợt quay sang chị Bích Hà (vợ của đồng chí Võ Nguyên Giáp), Bác hỏi:
- Có phải không cô Hà, nghe nói chú Văn chịu khó tập đàn? Sao không đánh thử Bác nghe?
Sau lời Bác hỏi, anh Văn đã ngồi ngay ngắn trước hàng phím đàn đen trắng. Rồi, tiếng đàn vang lên một bài quen thuộc 'Chiến thắng Điện Biên'.

8 tháng 10, 2013

Vị đại tướng giỏi mê đàn piano và dân ca Việt Nam

Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ  biết đến là một vị tướng tài ba, nhà quân sự lỗi lạc, Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn là tay đàn piano khá điêu luyện và đặc biệt mê làn điệu dân ca Việt.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp chăm chú luyện đàn dưới sự hướng dẫn của cô giáo Nguyễn Thị Hồng Hạnh khoảng năm 1964 

Hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp chăm chú luyện đàn piano dưới sự hướng dẫn của cô giáo Nguyễn Thị Hồng Hạnh khoảng năm 1964 - Ảnh: Bà Hạnh cung cấp

30 tháng 9, 2013

Tài năng Phạm Khánh Duy The Voice 2013 bên cây đàn Piano Ritmuller

Không chỉ sở hữu ngoại hình đẹp với khuôn mặt khá điển trai, giọng ca cao vút mà Phạm Khánh Duy còn có khả năng đánh đàn Piano cực hay.
Hôm 29/9/2013 vừa qua tại toàn nhà Bitexco diễn ra chương trình Music Weekend, Phạm Khánh Duy đã có buổi giao lưu âm nhạc và tài năng của mình với Fan hâm mộ.
Đi cùng anh có người bạn rất thân Võ Thành Nam The Voice 2013, anh cũng đã trình bày những ca khúc về Hà Nội rất ấn tượng.
Một số hình ảnh Ca sĩ Phạm Khánh Duy:


 Phạm Khánh Duy vừa hát vừa đánh đàn piano Ritmuller

12 tháng 9, 2013

Tỉ phú John Paulson mua Steinway

Tỉ phú John Paulson mua lại đàn piano Steinway-hãng sản xuất đàn piano số 1 thế giới, bước chuyển hướng đầu tư gây ngỡ ngàng cho những người thuộc giới âm nhạc lẫn tài chính phố Wall.
Vàng rớt giá mạnh. Nhiều quỹ đầu cơ lớn đã tháo chạy khỏi kim loại quý này. Theo một hồ sơ gửi lên Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) vào giữa tháng 8 vừa qua, trong quý II/2013, quỹ Paulson & Co. của nhà đầu cơ danh tiếng John Paulson đã giảm hơn phân nửa cổ phần nắm giữ trong SPDR Gold Trust, quỹ tín thác vàng lớn nhất thế giới, xuống còn chỉ 10,2 triệu cổ phiếu. 


19 tháng 8, 2013

Nghệ sĩ piano Anne Chamberlain trở lại VN

TT - Nghệ sĩ piano nổi tiếng Anne Chamberlain (ảnh) sẽ trở lại với khán giả yêu nhạc cổ điển Hà Nội bằng hai buổi biểu diễn lúc 20g ngày 17-8 tại Không gian nghệ thuật Manzi và ngày 21-8 tại Viện Goethe.