Hiển thị các bài đăng có nhãn tư vấn đàn piano. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tư vấn đàn piano. Hiển thị tất cả bài đăng

25 tháng 8, 2014

Khi nào dậm pedal? Và dậm như thế nào?

Tiếng đàn piano du dương lúc trấm lúc bổng, khi thì réo rắt như dòng suối mát khi thì hùng hồn hào khí…Tất cả những cảm xúc mà bài nhạc muốn truyền tải được người chơi đàn thể hiển qua từng ngón tay và sự nhịp nhàng khi sử dụng các pedal đàn piano.

Quả thế sử dụng và kết hợp pedal đúng lúc sẽ làm cho bài nhạc có sắc thái khác biệt hẳn. Ở một bài viết trước: tìm hiểu công dụng của pedal đàn piano Minh Thanh Piano đã chia sẻ đến các bạn cách khái quát và những lời khuyên khi sử dụng. Sau đó nhận được một số phản hồi và góp ý của các bạn hôm nay mình xin chia sẻ lại với các bạn.
pedal dan piano
Pedal(1): Soft Pedal - Pedal(2): Sostenuto Pedal - Pedal(3): Damper Pedal
Trước hết sơ lược lại chức năng & cách sử dụng các loại pedal:
- Pedal (3) được sử dụng phổ biến nhất, nằm ở ngoài cùng bên phải, có chức năng làm tiếng đàn ngân vang hơn. Các bạn có thể thử tác dụng của nó bằng cách bấm 1 phím bất kì trên đàn rồi dậm pedal 3, sẽ thấy âm thanh ngân dài hơn, vang hơn so với khi không dậm, khi đàn nhiều nốt liên tục và dậm pedal sẽ thấy âm thanh giữa các nốt ngân liền chồng lên nhau, không có cảm giác rời rạc. Tuy nhiên khi dậm pedal quá lâu thì sẽ gây cảm giác vang ồn, khó chịu.
- Pedal (1) được sử dụng để làm ngắt tiếng giữa các nốt khi chơi đàn. Các bạn có thể dậm pedal và bấm nhiều nốt liên tục sẽ cảm giác âm thanh giữa các nốt ngắt nhau. Thường dùng để dậm tạo hiệu ứng nhấn nhá, ngắt âm thanh đột ngột.
- Pedal (2) được sử dụng để làm nhỏ tiếng khi chơi, đặc biệt đối với đàn piano cơ không có nút chỉnh âm lượng thì sử dụng pedal này để giảm âm lượng đàn khi tập.
Pedal (1) và Pedal (2) thường rất hiếm khi sử dụng. Chỉ sử dụng phổ biến Pedal (3) & tổ hợp Pedal (1) + Pedal (3).
Có một chia sẻ khá thú vị của một số bạn gửi đến: đó là khi dậm cùng lúc cả hai Pedal (1) & Pedal (3), âm thanh không những vang mà còn nhẹ nhàng hơn. Đây cũng có thể là cách vừa giảm âm lượng khi chơi, vừa tạo hiệu ứng nhẹ bớt âm thanh mà vẫn giữ nguyên độ vang giữa các nốt. Các bạn có thể thử để xem hiệu ứng có gì khác không nhé.
nghe si piano
Dậm tổ hợp Pedal (1) + Pedal (3): tạo hiệu ứng nhẹ bớt âm thanh mà vẫn giữ nguyên độ vang giữa các nốt.
Khi nào dậm Pedal? Và cách dậm pedal
Chắc chắn với các bạn mới tiếp xúc với đàn piano sẽ có những thắc mắc đại loại thế. Vậy khi nào dậm pedal? Và dậm như thế nào?
Mỗi người sẽ có một cách dậm Pedal riêng, tùy theo ý đồ chơi đàn của mình. Dậm Pedal thì phổ biến nhất vẫn là dậm Pedal (3) để tiếng đàn liền mạch, không rời rạc khi rải ngón.
Nguyên tắc chung khi dậm Pedal (3) là dậm ở đầu hợp âm và nhả pedal ra khi chuẩn bị chuyển sang hợp âm mới. Sau đó dậm lại ngay pedal khi vào hợp âm mới.
Hoặc đơn giản mường tượng hơn trên các ô nhịp trong khuông nhạc, các bạn có thể dậm pedal ở đầu mỗi ô nhịp và nhả ra ở cuối ô nhịp đó, rồi dậm lại khi ở đầu ô nhịp tiếp theo.
Hy vọng với bài chia sẻ này các bạn sẽ rút ra được cách dậm pedal và có thể tạo ra phong cách riêng chơi đàn piano của mình. Xin các bạn tiếp tục góp ý và chia sẻ những kinh nghiệm chơi đàn để cùng nhau tiến bộ nhé!

6 tháng 9, 2013

Tư vấn chọn đàn piano cơ phụ hợp với túi tiền của bạn

Khi nói đến đàn piano cơ là nhiều người nghĩ ngay đến người sở hữu những cây đàn piano phải là những người giàu có. Nếu nhận xét như vậy thì quả thật quá sai lầm khi hiện nay không chỉ những người giàu có mới sở hữu được cây đàn piano cơ có giá mấy trăm triệu hay mấy tỷ đối với những cây đàn Kawai, Boston, Essex, Stenway & Sons,...mà những người có kinh tế trung bình khá cũng có thể sở hữu những cây đàn piano cơ giá tầm trung như: đàn piano Ritmuller, đàn piano Samick,...
Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều loại đàn piano của nhiều nhãn hiệu từ thấp đến cao. Vì thế để khách hàng tìm mua một cây vừa túi tiền và vừa đảm bảo chất lượng tốt, âm thanh hay,...thì quả là không phải dễ.
Là một công ty chuyên cung cấp nhạc cụ đặc biệt là đàn piano cơ hàng đầu tại thị trường Việt Nam, chúng tôi sẽ tư vấn cách chọn đàn piano cơ phù hợp với túi tiền của bạn và đảm bảo chất lượng tốt.
Piano có tầm giá tiền dưới 50 triệu
Bạn có thể tham khảo đàn piano Ritmuller như: UP110R2 , piano Ritmuller UP118R2

18 tháng 3, 2013

Những kỹ năng cần thiết khi chọn mua đàn piano

Bạn băn khoăn không biết chọn đàn piano như thế nào, bạn có thể tham khảo bài phóng vấn Phóng viên với Mr. SEIICHI ANZAI – Tuner Concert, Piano Engineer, có thể sẽ giúp bạn tự tin hơn khi tự chọn cho mình 1 câyđàn Piano vừa ý.

PV: Có Piano thực sự làm bằng tay không?

Mr. Anzai: Piano được bắt đầu chế tạo bởi Bartolomeo Chritofori người Ý năm 1709, và sau đó được người Anh, người Đức cải tiến, và hoàn thiện hình dáng gần giống như Piano hiện tại ở Đức vào năm 1830. Vào đầu những năm 1900 hầu hết là những hãng Piano là những xưởng nhỏ, sản xuất Piano tất cả bằng tay. Thế nhưng từ năm 1960 các hãng đã tự động hóa, xử lý hóa vào quy trình sản xuất. Có thể nói số 1 trong số đó Công ty Yamaha, cốt cách của Piano là phương thức sản xuất đại trà trên dây băng chuyền.
Có hàng mấy trăm nhân viên xếp hàng thông chuyển Piano hoàn thiện liên tục. Từ đây giá cả của Piano mang tính quốc tế cũng bị phá hủy. Những cây Piano giá rẻ đến độ phải ngạc nhiên vào thời đó được xuất khẩu ra các nước trên thế giới. Nếu không làm theo quy trình sản xuất cơ bản của Piano của các nước Châu Âu là nguồn gốc nguyên thủy của Piano thì làm tổn thương ông tổ của ngành Piano.
Những hãng Piano có truyền thống nổi tiếng ngay cả ngày nay vẫn duy trì chế tạo bằng tay do các thợ lành nghề (master) ở xưởng nhỏ, và đã thắng sự khác biệt về giá với Piano so với phương thức sản xuất đại trà. Theo đó việc thương mại dần dần đã bị mất đi. Những hãng Piano nổi tiếng được cả thế giới công nhận ngày nay vẫn tiếp tục duy trì sản xuất bởi phương thức gần như bằng tay với số lượng rất ít.