PV: Có Piano thực sự làm bằng tay không?
Mr. Anzai: Piano được bắt đầu chế tạo bởi Bartolomeo Chritofori người Ý năm 1709, và sau đó được người Anh, người Đức cải tiến, và hoàn thiện hình dáng gần giống như Piano hiện tại ở Đức vào năm 1830. Vào đầu những năm 1900 hầu hết là những hãng Piano là những xưởng nhỏ, sản xuất Piano tất cả bằng tay. Thế nhưng từ năm 1960 các hãng đã tự động hóa, xử lý hóa vào quy trình sản xuất. Có thể nói số 1 trong số đó Công ty Yamaha, cốt cách của Piano là phương thức sản xuất đại trà trên dây băng chuyền.
Có hàng mấy trăm nhân viên xếp hàng thông chuyển Piano hoàn thiện liên tục. Từ đây giá cả của Piano mang tính quốc tế cũng bị phá hủy. Những cây Piano giá rẻ đến độ phải ngạc nhiên vào thời đó được xuất khẩu ra các nước trên thế giới. Nếu không làm theo quy trình sản xuất cơ bản của Piano của các nước Châu Âu là nguồn gốc nguyên thủy của Piano thì làm tổn thương ông tổ của ngành Piano.
Những hãng Piano có truyền thống nổi tiếng ngay cả ngày nay vẫn duy trì chế tạo bằng tay do các thợ lành nghề (master) ở xưởng nhỏ, và đã thắng sự khác biệt về giá với Piano so với phương thức sản xuất đại trà. Theo đó việc thương mại dần dần đã bị mất đi. Những hãng Piano nổi tiếng được cả thế giới công nhận ngày nay vẫn tiếp tục duy trì sản xuất bởi phương thức gần như bằng tay với số lượng rất ít.
Mr. Anzai: Dĩ nhiên là có thể mua được
Như tôi nói ở trên những hãng Piano của Châu Âu số nhiều đã theo phương thức sản xuất đại trà đã liên tiếp nối đuôi phá sản đóng cửa công ty. Sau đó Công ty Piano đã thành lập theo phương thức sản xuất đại trà mới (Nhất là ngày nay là Trung Quốc). Họ mua bản quyền từ những thương hiệu của các công ty Piano, và Piano đó hoàn toàn thuộc về mình, bao gồm cả chữ “Made in Germany”. Họ gắn tên thương hiệu đó, và một lần xuất khẩu sản phẩm thương hiệu đó đến công ty thương mại của Đức, và họ có thể tiến hành kinh doanh với mác “Made in Germany”. Đây là những công ty Piano Trung Quốc (có khoảng 100 công ty), họ tiến hành một cách đương nhiên. Trong số đó cả những hãng Piano Nhật Bản (chẳng hạn như T..Y..Piano), họ đã mua nhiều tên thương hiệu trước, sau đó cho sản xuất ở xưởng Trung Quốc với tên thương hiệu đó. Có hãng họ còn ủy thác sản xuất cho công ty YoungChang (Công ty Piano của Hàn Quốc)
Ví dụ:
1. BACH nguyên gốc là công ty truyền thống của Đức, hiện tại công ty này không còn nữa, nhưng BECHSTEIN Group đã mua thương hiệu này, ủy thác cho công ty sản xuất Piano Trung Quốc sản xuất thành phẩm, kinh doanh BACH với hình thức “Made in Germany”
2. KOHLER & CAMPBELL: Một hãng của Nhật Bản đã mua lại tên thương hiệu của Công ty Mỹ. Hiện tại Công ty Samick của Hàn Quốc đang sản xuất tại Indonesia và xuất khẩu sang Nhật.
3. PLAYEL: nguyên gốc được thành lập ở Pháp, lịch sử rất lâu đời. CHOPIN (1810-1848) thời gian ở Pháp đã thích sử dụng cây đàn này. Nhưng đầu năm 1900 công ty phá sản. (Dây đàn nhỏ, lực căng yếu, âm lượng không phát ra) công ty Mỹ đã mua lại, nhưng không sản xuất. Năm 1990 hãng Piano Pháp thành lập, nhưng rất xa với truyền thống cũ, đã mua lại tên thương hiệu này để hồi phục tại đất nước mình, và làm hoàn toàn mới, chỉ có tên thương hiệu, chỗ sản xuất ở Đức nhưng chủ yếu là Trung Quốc, nguyên liệu, máy móc (action) là nguyên liệu rẻ, đương nhiên Piano đó chất âm và độ nhạy (touching) chỉ ở mức đó. Tôi muốn mọi người để ý vì được bán rất nhiều.
PV: Piano của quốc gia thuần túy (Made in Germany, Made in Japan) hiện tại có không?
Mr. Anzai: Đến bây giờ chỉ có rất ít hãng Piano còn giữ điều đó. Hãng Piano sản xuất bằng nguyên liệu của quốc gia một cách thuần túy có thể nói gần như không. Ngay cả công ty Steinway (Mỹ, Đức) nổi tiếng khoảng 5 năm về trước đã thay đổi sound board (bảng phát âm) từ gỗ thông Firate (Touhi) vùng Châu Âu mắc tiền nhất sang sử dụng gỗ thông vùng Alaska. Tiếp theo, công ty Bosendorfer (Áo) và Công ty Bechstein (Đức). Cả 3 công ty này đại diện cho nhạc cụ Piano của thế giới. Từ những năm gần đây một số phụ tùng của một bộ phận (chẳng hạn như bàn phím) thay đổi sang đồ Trung Quốc sản xuất. Khi tính để giảm giá thành, cả nhà xưởng cũng đã rời sang các nước nhân công rẻ Balan, Hungary… Ngay cả ở Nhật Bản, công ty Yamaha và công ty Kawai từ 10 năm trước đã tính giảm giá thành bằng cách rời nhà xưởng sang Trung Quốc và Indonesia để sử dụng nguyên liệu, nhân công rẻ.
Tại sao tôi nói tới Indonesia, vì ở đây có loại gỗ Lauan (gỗ dùng trong gia dụng, xây dựng..) có thể mua được rất rẻ. Giống như ở Trung Quốc nhân công rẻ. Thế nhưng, Flamge (khung bằng gang) Piano được sản xuất dán nhãn in Made in Japan đã vào các nước trên thế giới.
Made in Japan sự thật công ty Yamaha thì không dán nhãn in này, và Kawai cũng vậy.
Hiện tại công ty đang sản xuất Piano ở trong nước Nhật là 2 công ty Yamaha và Kawai, số lượng sản xuất chỉ trong nước Nhật giảm khoảng 1/3 của 30 năm trước.
Trong số này, gần đây có một hãng Piano được chú ý đến. Hãng Piano này có tên là FAZIOLI của Ý, giống như công ty Steinway xuất thân nhà sản xuất đồ gia dụng, khoảng 30 năm trước đã bắt đầu sản xuất Piano. Sound board (bảng phát âm thanh) của FAZIOLI (một loại gỗ thông số 1 ở Bắc Ý). Điều này giống như Steinway trước đây. Nhà xưởng máy móc hóa nhưng dứt khoát không sử dụng ốc vít để nối kết gỗ với nhau, mà sử dụng mộng gàm gỗ với gỗ ghép nối tiếp với nhau. Do đó âm sắc cũng có hồn, âm sắc rõ (clean). Hãng Piano này có thể nói là hãng duy nhất sản xuất chỉ dùng nguyên liệu xung quanh quốc gia của mình.
PV: Có Piano nào âm thanh tốt mà Piano giá rẻ không?
Mr. Anzai: Xin đừng hỏi câu hỏi không thể có như thế này.
So sánh giá cả của các hãng Piano nổi tiếng được các Pianist trên thế giới công nhận là bao nhiêu?
New Piano ưu việt của Đức: Upright 35,000 – 50,000USD, Grand Piano 90,000 - 220,000USD
New Piano nổi tiếng của Đức: Upright 15,000 – 25,000 USD, Grand Piano 35,000 – 200,000USD
New Piano ưu việt của Ý: Grand Piano 100,000 – 250,000USD
New Piano nổi tiếng của Nhật: Upright 6,000 – 15,000USD, Grand Piano 12,000 – 20,000USD
Một cây đàn Upright 35,000USD khi đánh thử có âm sắc, âm lượng không thua gì cây đàn Grand Piano. Tại sao nói như thế?
Những hãng Piano ưu việt của Đức, Ý này thùng đàn, sound board được nguyên liệu gỗ cứng. Gỗ thông lá đỏ (maple), gỗ sồi (beech), Supuru-su, gỗ mahogany… trước đó 2 năm được phơi khô tự nhiên sau đó mới đem vào sử dụng. Từng bộ phận gỗ được ghép với nhau mà không sử dụng ốc vít, mà bằng mộng gàm liên kết ghép vào nhau. Vì thế tỷ suất âm thanh truyền tốt hơn. Hơn nữa nguyên liệu gỗ cứng làm âm sắc hay và âm lượng phát ra có thể giữ độ ngân vang xa.
Người kỹ sư (master) đảm đương chế tạo cũng phải đậu (pass) qua những kỳ thi của quốc gia, họ sẽ được chu cấp cho đến khi qua đời. Do đó, những master sẽ đảm đương và giữ cách chế tạo giống như ngày xưa. Vì thế rất mất thời gian và mất công sức, vì nhân công cao nên từng 1 cây từng 1 cây Piano giá rất cao.
Trái với điều này, Piano mới giá rẻ hiện nay thân thùng gỗ chỉ là ván ép, ván MDF bột giấy ép, người ta dán một miếng ván mỏng ở hai mặt, nhìn vào giống như một miếng ván đẹp. Và tùy theo từng hãng, có hãng dán miếng ván mỏng lên tấm nhựa. Ngay cả sound board quan trọng nhất của Piano cũng dán một lớp gỗ thông mỏng cỡ tờ giấy ở hai mặt tấm ván ép. Những Piano như thế này giá cả rẻ, âm thanh không có âm lượng, tiếng mỏng, âm sắc kêu linh kinh, độ bền cũng như nó vài năm sẽ xảy ra liên tiếp trục trặc này đến trục khác, kết cục người ta mua lại với giá cực rẻ.
Ở Nhật người ta nói câu tục ngữ “mua đồ rẻ thì mất tiền”, quả đúng như vậy đồ rẻ thường là đồ dỏm.
Steinway có nghĩa như thế này, nếu lựa chọn đàn tốt tình trạng secondhand 20 năm – 50 năm trước, thời kỳ đàn tốt nhất, nguyên liệu cũng tốt nhất, độ bền giữ đến 200 năm, giá cả mua cũng được giá (giá khoảng 50%-60% của đàn mới)
PV: Những đặc điểm của cách chọn lựa Piano là gì?
Mr. Anzai: Trước hết, số 1 là âm sắc. Việc kiểm tra chúng ta đánh chậm từng nốt trên phím đàn Piano, âm sắc từng nốt từng nốt là âm sắc giống nhau và đều nhau.
Tiếp theo là độ nhạy touching, bàn phím có khả năng chuyển động nhanh dính vào ngón tay là điều cũng rất quan trọng. Ở đây ý nghĩa dễ đánh.
Xem bộ phận bên trong Piano, búa của máy (action) từng cái từng bộ phận khoảng cách đều, điều này có nghĩa là đã được canh chỉnh rất tử tế cẩn thận.
Dĩ nhiên chúng ta kiểm tra dây đàn và trục treo dây (tunning pin) không bị rỉ sét.
Chúng ta yêu cầu tháo nắp trên, nắp dưới và nắp bàn phím, xem mặt trong (mặt cắt), chúng ta sẽ hiểu ngay Piano được làm từ ván ép hay ván MDF.
Cuối cùng chúng ta xem mặt sau của Piano. Có nghĩa là sức chịu lực căng của tất cả dây đến 20 tấn. Điều kiện có trụ chống vững chắc. Trong khi đó có những Piano không có trụ chống.
Đây là cách chọn lựa không chỉ cho đàn mới, mà cả đàn piano secondhand cũng giống như vậy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét