25 tháng 8, 2014

Khi nào dậm pedal? Và dậm như thế nào?

Tiếng đàn piano du dương lúc trấm lúc bổng, khi thì réo rắt như dòng suối mát khi thì hùng hồn hào khí…Tất cả những cảm xúc mà bài nhạc muốn truyền tải được người chơi đàn thể hiển qua từng ngón tay và sự nhịp nhàng khi sử dụng các pedal đàn piano.

Quả thế sử dụng và kết hợp pedal đúng lúc sẽ làm cho bài nhạc có sắc thái khác biệt hẳn. Ở một bài viết trước: tìm hiểu công dụng của pedal đàn piano Minh Thanh Piano đã chia sẻ đến các bạn cách khái quát và những lời khuyên khi sử dụng. Sau đó nhận được một số phản hồi và góp ý của các bạn hôm nay mình xin chia sẻ lại với các bạn.
pedal dan piano
Pedal(1): Soft Pedal - Pedal(2): Sostenuto Pedal - Pedal(3): Damper Pedal
Trước hết sơ lược lại chức năng & cách sử dụng các loại pedal:
- Pedal (3) được sử dụng phổ biến nhất, nằm ở ngoài cùng bên phải, có chức năng làm tiếng đàn ngân vang hơn. Các bạn có thể thử tác dụng của nó bằng cách bấm 1 phím bất kì trên đàn rồi dậm pedal 3, sẽ thấy âm thanh ngân dài hơn, vang hơn so với khi không dậm, khi đàn nhiều nốt liên tục và dậm pedal sẽ thấy âm thanh giữa các nốt ngân liền chồng lên nhau, không có cảm giác rời rạc. Tuy nhiên khi dậm pedal quá lâu thì sẽ gây cảm giác vang ồn, khó chịu.
- Pedal (1) được sử dụng để làm ngắt tiếng giữa các nốt khi chơi đàn. Các bạn có thể dậm pedal và bấm nhiều nốt liên tục sẽ cảm giác âm thanh giữa các nốt ngắt nhau. Thường dùng để dậm tạo hiệu ứng nhấn nhá, ngắt âm thanh đột ngột.
- Pedal (2) được sử dụng để làm nhỏ tiếng khi chơi, đặc biệt đối với đàn piano cơ không có nút chỉnh âm lượng thì sử dụng pedal này để giảm âm lượng đàn khi tập.
Pedal (1) và Pedal (2) thường rất hiếm khi sử dụng. Chỉ sử dụng phổ biến Pedal (3) & tổ hợp Pedal (1) + Pedal (3).
Có một chia sẻ khá thú vị của một số bạn gửi đến: đó là khi dậm cùng lúc cả hai Pedal (1) & Pedal (3), âm thanh không những vang mà còn nhẹ nhàng hơn. Đây cũng có thể là cách vừa giảm âm lượng khi chơi, vừa tạo hiệu ứng nhẹ bớt âm thanh mà vẫn giữ nguyên độ vang giữa các nốt. Các bạn có thể thử để xem hiệu ứng có gì khác không nhé.
nghe si piano
Dậm tổ hợp Pedal (1) + Pedal (3): tạo hiệu ứng nhẹ bớt âm thanh mà vẫn giữ nguyên độ vang giữa các nốt.
Khi nào dậm Pedal? Và cách dậm pedal
Chắc chắn với các bạn mới tiếp xúc với đàn piano sẽ có những thắc mắc đại loại thế. Vậy khi nào dậm pedal? Và dậm như thế nào?
Mỗi người sẽ có một cách dậm Pedal riêng, tùy theo ý đồ chơi đàn của mình. Dậm Pedal thì phổ biến nhất vẫn là dậm Pedal (3) để tiếng đàn liền mạch, không rời rạc khi rải ngón.
Nguyên tắc chung khi dậm Pedal (3) là dậm ở đầu hợp âm và nhả pedal ra khi chuẩn bị chuyển sang hợp âm mới. Sau đó dậm lại ngay pedal khi vào hợp âm mới.
Hoặc đơn giản mường tượng hơn trên các ô nhịp trong khuông nhạc, các bạn có thể dậm pedal ở đầu mỗi ô nhịp và nhả ra ở cuối ô nhịp đó, rồi dậm lại khi ở đầu ô nhịp tiếp theo.
Hy vọng với bài chia sẻ này các bạn sẽ rút ra được cách dậm pedal và có thể tạo ra phong cách riêng chơi đàn piano của mình. Xin các bạn tiếp tục góp ý và chia sẻ những kinh nghiệm chơi đàn để cùng nhau tiến bộ nhé!

12 tháng 8, 2014

Shigeru Kawai giấc mơ về sự hoàn hảo

Hội tụ những điều tốt nhất, Shigeru Kawai là cây đàn piano biểu trưng cho niềm tự hào trên con đường biến ước mơ tạo ra cây đàn piano tốt nhất thế giới của hãng Kawai.

Koichi Kawai hơn nửa thế kỉ trước với khát khao cháy bỏng sẽ thiết kế và xây dựng nên cây đàn piano tốt nhất thế giới, chính vì thế ông thành lập công ty Piano Kawai. Khi ông qua đời, giấc mơ không hề tắt mà còn mãnh liệt hơn và đã được truyền qua người con trai ông là Shigeru Kawai .
shigeru-kawai
Đối với Shigeru Kawai, giấc mơ về một cây đàn Piano tốt nhất thế giới đã không còn dừng lại ở một giấc mơ nữa, mà với ông chính là số phận và là động lực không ngừng cho một đời tận tâm trong việc theo đuổi sự hoàn hảo. Trong những cây đàn piano Shigeru Kawai, không chỉ là sản phẩm của lao động đơn thuần mà còn là tình yêu, cuộc sống của chính mình.
Yêu cầu để tạo nên một cây đàn piano Shigeru Kawai khắt khe đến từng chi tiết nhỏ nhất, ngay từ bản thiết kế ban đầu cho đến việc lựa chọn nguyên vật liệu đều là tốt nhất, những người thợ giỏi nhất để lắp ráp thủ công một cây đàn Piano, mỗi cây đàn Piano Shigeru Kawai đều là một tác phẩm của cả một quá trình nghệ thuật, một biểu hiện sâu sắc của lòng tự hào và danh dự. Điều này giải thích lý do tại sao mỗi khâu đoạn trong quá trình sản xuất một cây đàn piano Shigeru Kawai đều được thực hiện và kiểm tra từ 3 đến 5 lần.
piano-shigeru-kawai
Mỗi nghệ nhân đều hiểu rằng ưu tiên cuối cùng của việc làm một cây đàn piano chính là sự hoàn hảo. Đó nguyên nhân tại sao cần phải có tự bình tĩnh và thanh thản cho các nghệ nhân làm những cây đàn này. Nếu có một bí mật tiềm ẩn đằng sau những bài hát cộng hưởng của cây đàn Piano Shigeru, nó là nơi yên tĩnh và tất cả đều xuất phát từ trái tim, tâm trí và tinh thần của các nghệ nhân Piano.
Gỗ là yếu tố tiên quyết tạo nên chất âm của đàn piano, do đó để tạo nên cây đàn Shigeru Kawai hoàn hảo phải là loại có thể có được âm thanh hay nhất, cảm xúc nhất hoặc nhiệt tình bốc lửa vừa thì thầm nhẹ nhàng của những giai điệu, đó là cả một kinh nghiệm, một quá trình nghệ thuật của Shigeru Kawai. 
Cho dù đó cũng chỉ là gỗ vân sam cho Soundboard, gỗ Mahogani cao cấp cho búa đàn... các vật liệu được lựa chọn cho mỗi một phần riêng biệt tạo nên một cây đàn piano đẳng cấp thế giới thì quá trình lựa chọn đó phải vô cùng tỉ mỹ và đòi hỏi kinh nghiệm tuyệt vời. Shigeru đã dành nhiều thập kỷ để nghiên cứu và đúc kết lại một kinh nghiệm tuyệt vời. Đó là chính là trí tuệ, trực giác mà ta có thể nghe và cảm nhận trong từng nốt nhạc của cây đàn piano Shigeru Kawai.
 piano-shigeru-kawai
Không dừng lại ở đó, Công ty Piano Kawai còn đưa ra lời hứa sẽ tiếp tục nỗ lực hết mình để hoàn thiện hơn nữa và sẽ mãi mãi là một phần trong tất cả các cây đàn Piano Shigeru Kawai.
- See more at: http://pianobrandnew.com/tim-hieu-piano-acousitc/shigeru-kawai-giac-mo-ve-su-hoan-hao-350.html#sthash.9dLpWQxV.dpuf

6 tháng 8, 2014

Khát khao mang âm nhạc cổ điển gần với công chúng của cô giáo trẻ


Cô giáo trẻ với niềm đam mê âm nhạc cổ điển, mong muốn đem tiếng đàn piano acoustic của mình đến và đi sâu vào tâm tưởng của giới trẻ.
 
Những năm 1990, khi phong trào đàn phím rộ lên trong một bộ phận gia đình trung lưu Hà Nội, Trang cũng được bố mẹ mua cho cây đàn organ. Vài tháng sau, Trang bị “hút” vào cây đàn piano. Và từ đây dấy lên một niềm đam mê cháy bỏng trong con người cô bé đất Hà Thành .
pianist trang trinh
“Nữ nghệ sĩ dương cầm hạnh phúc” được các thầy cô yêu mến đặt cho Trang Trịnh. 
Năm 2004, Trịnh Mai Trang (và thường được gọi là Trang Trịnh) được đặc cách vào Học viện Âm nhạc Hoàng gia Anh. Mang theo “nỗi lòng” không thể chia sẻ vẻ đẹp của âm nhạc cổ điển với bạn bè từ thuở bé, Trang tiếp tục lựa chọn chuyên ngành biểu diễn piano.
Tốt nghiệp xuất sắc khóa ĐH và thạc sĩ, Trang Trịnh được mời làm việc cho dàn nhạc lớn tại London, thực hiện nhiều chuyến lưu diễn tại Italia, Áo, Hungary, Ireland... Một năm sau, cô bất ngờ trở về Việt Nam thực hiện giấc mơ đem âm nhạc cổ điển đến gần với lớp trẻ (đa phần) chưa yêu âm nhạc cổ điển.
“Con đường lâu dài Trang theo đuổi chính là giáo dục âm nhạc đại chúng. Trang tự hào khi được giới thiệu rằng: Tôi là một nghệ sĩ biểu diễn - giáo dục. Có lẽ là một định hướng còn mới mẻ ở Việt Nam nhưng nó đã phổ biến trên thế giới.
Người nghệ sĩ kết hợp khả năng biểu diễn chuyên nghiệp với công việc giáo dục nhằm tìm ra, phá bỏ rào cản thời gian và kiến thức, để khán giả có thể đến được với nhạc cổ điển bằng việc giới thiệu về nó một cách sáng tạo”, Trang cho biết.
Lôi “đồ cổ” ra khỏi bảo tàng, đem đến gần bạn trẻ
Trang Trịnh ví âm nhạc cổ điển tại Việt Nam như món “đồ cổ” trong viện bảo tàng. Sự xa lạ này khiến các thế hệ 9X, 10X không buồn dành khoảng 20 phút để thưởng thức một tác phẩm cổ điển.
Vậy là, cô trau dồi vốn phổ cập âm nhạc từ các nước bạn về áp dụng cho vấn đề tương tự ở quê hương: Tại sao âm nhạc cổ điển lại xa lạ với công chúng trẻ?

Trang tin rằng mình đang trên đường tìm ra câu trả lời : “Số đông người Việt định kiến âm nhạc cổ điển là rất trừu tượng. Ám ảnh phải hiểu chiều sâu, sự phức tạp của nhạc cụ, nội dung… khiến khán giả ngày càng hờ hững với chúng và tìm các món ăn hiện đại, dễ hiểu như pop, rock, rap, hiphop…”
nghe si piano trinh mai trang
Cháy hết mình với niềm đam mê piano có vẻ rất đỗi....cô độc
Khát khao phá bỏ cái “mác” bác học của âm nhạc cổ điển đã thôi thúc Trang thực hiện một loạt dự án sáng tạo. “Không đơn thuần là biểu diễn hay mang âm nhạc xuống phố, công chúng sẽ không chỉ được nghe mà còn được nhìn, cảm và hiểu”, Trang nhấn mạnh.
Phá bỏ lối biểu diễn truyền thống, trong “Nhật kí Dương cầm” (2011), Trang đưa người nghe vào câu chuyện của mình bằng lời dẫn “Ngày này tôi...” Cứ thế, bài nhạc cuốn hút công chúng nốt cuối cùng với những ảnh minh hoạt trên màn hình.
Hay trong “Luala Concert” (12/2013), để giúp các khán giả nhỏ khám phá, cảm nhận được ngôn ngữ của loài vật qua âm nhạc, cô đã chọn cách tương tác khi chơi nhạc với các câu hỏi: “Em nghe thử xem đây là nhạc cụ gì?”, “Đây là con gì?”…

Nữ thạc sĩ âm nhạc với ước mơ phổ cập âm nhạc cổ điển đến công chúng trẻ. 
Nhạc cổ điển trong tay Trang không còn là… cổ điển hoàn toàn. Nhưng khán giả dễ tiếp nhận nhanh thông điệp tác phẩm một cách sống động qua “nghe” và “xem”. Mỗi dự án là một lần Trang Trịnh tiến từng trong hành trình sự kết nối giữa âm nhạc cổ điển với khán giả trẻ hiện đại.
Hiệu ứng rất tốt từ các thử nghiệm đầu tiên trong ba năm qua khiến Trang thêm tin tưởng vào con đường phổ cập âm nhạc cổ điển của mình. Cô hiểu, ngôn ngữ chung giữa nghệ sĩ – tác phẩm – khán giả chính là cảm xúc. Thứ ngôn ngữ căng đầy và chân thành được truyền tải bằng phương pháp sáng tạo.
Trang Trịnh được nhớ đến với nghệ danh “nữ nghệ sĩ dương cầm hạnh phúc”. Cô nói, “Ước mơ của mình không chỉ là âm nhạc mà là mang vẻ đẹp của cuộc sống qua cây đàn đến với thật nhiều bạn trẻ”.
Khi người nghệ sĩ tiếp cận công chúng bằng những sản phẩm có trách nhiệm, khi vẻ đẹp âm nhạc cổ điển được lan tỏa rộng, sâu tới cộng đồng... Trang sẽ hạnh phúc.
Khi ấy, nữ nghệ sĩ dương cầm sẽ không còn… cô đơn.
nghe si piano trinh mai trang
Với cây đàn piano, nữ nghệ sĩ luôn khát khao mang âm nhạc cổ điển đến với giới trẻ.

                                        Đôi nét về Trang Trịnh

Sinh năm 1986 tại Hà Nội, Trang Trịnh làm quen với âm nhạc từ khi bốn tuổi.
Năm 1998, Trang được học và biểu diễn cùng Claude Kahn, nghệ sĩ dương cầm nổi tiếng của Pháp.
Năm 2004, Trang Trịnh may mắn theo học 2 vị giáo sư lỗi lạc là Christopher Elton và Hilary Coates tại Học viện Âm nhạc Hoàng gia Anh (RAM) với học bổng Sterndale Bennett.
Năm 2006, cô đoạt giải Nhất trong cuộc thi chọn người độc tấu trong Festival “Paganini”, và ra mắt công chúng London bản nhạc “Điệu nhảy Thần Chết”.
Năm 2007, Trang giành độc tấu xuất sắc cuộc thi biểu diễn các tác phẩm Sonata - Beethoven.

29 tháng 7, 2014

Cơ hội mua đàn piano Kawai K3 giá rẻ bất ngờ

Nhiều người nói rằng: Thanh niên chính là tương lai. Quả thế đó chính là những nhà lãnh đạo trẻ, tương lai đất nước có đi lên hay không phụ thuộc vào sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ. Nắm được điểm đó Minh Thanh Piano với phương châm "Đánh thức và phát triển tình yêu âm nhạc" luôn mong muốn đem những ảnh hưởng tốt đẹp của âm nhạc lan tỏa đến những người trẻ giúp xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp hơn. Tháng 8 này nhân ngày Quốc tế thanh niên, Minh Thanh Piano tổ chức chương trình khuyến mãi giá cực ưu đãi và nhiều phần quà hấp dẫn áp dụng cho nhiều loại nhạc cụ: đàn organ, guitar, trống và đặc biệt riêng đàn piano Kawai K3 giảm đến 10% còn tặng kèm các quà tặng hấp dẫn khác.
Chương trình cụ thể như sau:
Chương trình khuyến mãi
“HƯỞNG ỨNG NGÀY THANH THIẾU NIÊN QUỐC TẾ” 
Đàn piano Kawai K3 giảm giá 10% 
Tặng kèm khăn phủ đàn trị giá 1.000.000Đ
Áo mưa thời trang
Thời gian áp dụng từ 03/08 đến hết 15/08/2014


dan piano kawai khuyen mai
Đàn piano Kawai K-3: mang đến một sự kết hợp có một không hai giữa âm thanh, xúc giác, nhịp điệu và một sự ổn định tuyệt đối về kết cấu bề mặt bởi kỹ thuật bộ máy Millennium III Upright Action của hãng Kawai 



Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ
CÔNG TY TNHH TM MINH THANH P.I.A.N.O
Đ/C: 369 Điện Biên Phủ, phường 4, quận 3, TPHCM 
Tel: (08) 38396368 – Hotline: 0949.076.789
YM: pianominhthanh.pianobrandnew
Website: http://pianobrandnew.com

24 tháng 7, 2014

Cách phòng bệnh đau lưng khi chơi đàn piano

Đau lưng là bệnh thường gặp hiện nay khi ngồi lâu mà sai tư thế. Nhất là đối với người chơi đàn piano thường xuyên phải ngồi lâu bên cây đàn để luyện tập, do đó nếu không có tư thế ngồi đúng cách rất dễ dẫn đến bị các bệnh về cột sống.

Một người chơi nhạc, trong suốt quá trình phát triển phong cách âm nhạc của mình, vừa rèn luyện với nhạc cụ của mình và vừa rèn luyện cho chính cơ thể họ. Đối với các nghệ sĩ chơi đàn piano, điều này cũng giống như phải làm thế nào để duy trì trạng thái cơ thể thích hợp và làm thế nào để chơi piano thật hay và cuốn hút. Tư thế thích hợp và di chuyển dễ dàng sẽ giúp giảm đau lưng và nâng cao chất lượng buổi diễn của bạn.
Tư thế ngồi chơi đàn piano
Tư thế chính xác  và cách bố trí cơ thể thích hợp là 2 yếu tố quan trọng để tránh bị đau lưng, cổ, vai. Đối với những người chơi đàn piano, 2 yếu tố này tạo nên ranh giới giữa một buổi chơi đàn đầy thú vị, hấp dẫn và một buổi chơi đàn đau đớn. Tư thế là một trong các yếu tố quyết định bạn có bị căng cơ hay không khi mà cơ bắp bị kéo dãn một cách không bình thường. Các bí quyết sau đây sẽ giúp bạn duy trì một tư thế chính xác trong khi chơi piano giúp cho cơ bắp của bạn bớt bị căng:

1. Không nên khom người. Một số người thực hiện điều này vì như sẽ nhìn các phím dễ hơn. Một số lại làm như vậy một cách vô thức vì căng thẳng, quá tập trung. Bạn nên ngồi thẳng người và dùng mắt nhiều hơn là dùng cổ để nhìn xuống các phím.
2. Giữ cho vai thấp xuống và thả lỏng. Căng vai và nâng vai là một trong các sai lầm phổ biến người ta thường mắc phải khi tập trung, đặc biệt các công việc phải sử dụng tay.
ngồi sai tư thế chơi đàn piano
Tư thế ngồi không đúng khi chơi đàn piano
3. Phần tay từ khuỷu tay đến bàn tay nên được đặt song song với nền nhà. Khuỷu tay nên được đặt ra phía trước 1 chút so với mặt. Khi bạn di chuyển cánh tay để bấm các phím, giữ cho 2 khuỷu tay thẳng hàng và 2 bàn tay thẳng hàng. Những lời khuyên này sẽ giúp bạn giảm độ căng lên vai và cánh tay.
4. Khi bạn cần phải cố gắng với tới các phím ở xa , nên di chuyển bằng hông nhiều hơn là lưng. Điều này có thể được thực hiện dễ dàng nếu như bạn ngồi ở phần trước của chiếc ghế băng, khi đó khớp hông có thể di chuyển dễ dàng do đùi không bị níu giữ bởi ghế.
5. Bàn chân nên được đặt phẳng xuống sàn. Nếu như bàn chân không hỗ trợ được cho cẳng chân khi di chuyển, bạn nên dùng lưng và hông.
tu-the-dung-choi-dan-piano
Đặt tay song song với nền nhà khi chơi đàn
Vị trí đàn piano nên được đặt như sau để bạn dễ dàng thực hiện đúng tư thế:
1. Phải được đặt đủ độ cao để khuỷu tay của bạn có thể đặt trên các phím và cánh tay gần như song song với mặt sàn. Bạn nên chọn một chiếc ghế có thể điều chỉnh độ cao để có thể nâng ghế lên nếu cần.
2. Nếu như chân của bạn không thể với tới để đặt bàn chân phẳng lên sàn nhà, bạn nên đặt thêm một tấm để chân. Đung đưa bàn chân để hỗ trợ thêm lực cho hông và lưng dưới nếu như chúng không thể hỗ trợ cho cẳng chân của bạn.
Các chỉ dẫn trên giúp bạn giảm căng cơ , tránh đau lưng trong khi chơi đàn piano và kéo giãn cơ thể cũng vậy. Kéo giãn cơ bắp cũng có thể giúp cho bạn nhận thức được nên nghỉ ngơi sau khi ngồi quá lâu. Bạn nên thực hiện công việc này khoảng 30-45 phút một lần trong quá trình chơi. Sau đây là một số cách để kéo giãn cơ trước, trong và sau khi chơi đàn.
1. Nâng tay lên qua đầu và hạ từ từ xuống 2 bên.
2. Nhún vai ra phía sau.
3. Nắm chặt hai tay với nhau ở phía sau lưng rồi đưa ra đằng sau, mở rộng ngực.
4. Nắm chặt hai tay ở phía trước với lòng bàn tay hướng ra ngoài và đẩy ra đằng trước. Động tác này giúp dãn lưng trên.
5. Ngồi xuống cong đầu gối khoảng 90 độ. Ngả ra phía trước. Động tác này giúp kéo căng cơ gấp hông, cơ này thường co lại khi ngồi quá lâu.